Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư
Rụng tóc là một hiện tượng phổ biến, tuy nhiên rụng tóc nhiều mà không rõ nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí còn nghi ngờ đó là triệu chứng của bệnh ung thư.
Mục lục
Nguyên nhân gây rụng tóc
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc như do thiếu máu, nhất là ở những phụ nữ sau sinh; người mắc các bệnh ngoài da như nấm, lupus ban đỏ, bệnh giang mai. Bên cạnh đó, hóa chất có trong các loại thuốc nhuộm, ép, uốn, tẩy tóc không chỉ khiến tóc bị hư tổn mà còn gây ảnh hưởng đến da đầu dẫn đến hiện tượng rụng tóc. Hay đơn giản là việc dùng sai dầu gội đầu cũng là “thủ phạm” khiến tóc bị rụng nhiều. Chẳng hạn, với những người thuộc da dầu, tóc thường bết dính, nếu dùng các loại dầu gội đầu có chứa hàm lượng dưỡng ẩm nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, tức là làm tóc thừa dưỡng chất, gây gãy rụng.
Với những người bị suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi cũng rất dễ bị rụng tóc. So với các bộ phận khác trong cơ thể, mái tóc có phần ít được ưu tiên hơn. Do đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, chúng sẽ tự động “cắt” nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mái tóc, dẫn đến tình trạng tóc yếu và gãy rụng. Mặt khác, những người hay bị căng thẳng, mệt mỏi cũng gây tổn hại đến tóc vì sẽ gây rối loạn quá trình tạo sừng ở chân tóc gây đứt, rụng.
Rụng tóc là một phản ứng của cơ thể khi uống các loại thuốc điều trị một số bệnh như: Ung thư, tim mạch, các bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc sau khi trải qua việc phẫu thuật. Đến giai đoạn tóc ngừng phát triển, tức là “tre già măng mọc” cũng sẽ gây rụng tóc. Điều này thường hay xảy ra ở những người lớn tuổi hoặc người có quá trình “lão hóa” mái tóc nhanh chóng.
Vậy rụng tóc không phải là triệu chứng của bệnh ung thư. Do vậy, khi bị rụng tóc, không nên quá lo lắng mà nghĩ rằng mình mắc bệnh ung thư. Thực tế, rụng tóc là hiện tượng xảy ra do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư. Nghĩa là nó xảy ra ở người đã xác định mắc ung thư và đang được điều trị chứ không phải trường hợp ngược lại như mọi người vẫn nghĩ.
Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Theo như nghiên cứu trên đầu của mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi tóc và chúng đều phải trải qua các thời kỳ sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thời kỳ sinh trưởng kéo dài 2 – 6 năm. Tốc độ sinh trưởng của tóc khoảng 1cm mỗi tháng. Thời kỳ ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, tóc không mọc dài ra và cũng không rụng đi. Khi hết vòng đời, chúng rụng đi nhưng lại được thay thế bằng một sợi khác đang mọc ra.
Rất nhiều người cho rằng tóc bị rụng nhiều theo mùa, là do thời tiết tác động đến mái tóc là không hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, khi giao mùa, cơ thể thường chưa thích nghi được với những thay đổi của thời tiết dẫn đến có sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể gây ra rụng tóc. Mặt khác, trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây rụng tóc.
Rụng tóc được chia thành hai nhóm là rụng tóc có sẹo và rụng tóc không có sẹo. Theo đó, với rụng tóc có sẹo, rất khó có thể phục hồi được (gây hói đầu), kể cả được can thiệp như dùng thuốc kích thích mọc tóc hoặc cấy tóc. Còn đối với rụng tóc không có sẹo, phần tóc rụng sẽ được thay thế bằng sợi tóc mới theo cơ chế tự nhiên trong cơ thể con người.
Để khắc phục triệu chứng rụng tóc, cần xác định được nguyên nhân gây rụng tóc là gì, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý. Ví dụ, nếu tóc rụng do tác dụng phụ của thuốc, có thể dùng một số thuốc đặc trị ức chế quá trình rụng tóc. Còn tóc bị rụng do thiếu chất dinh dưỡng, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh; tăng cường các loại vitamin tốt cho tóc như Vitamin A kích thích sản xuất bã nhờn ở da đầu, vitamin E tốt cho máu lưu thông trong da đầu và vitamin B giúp tóc duy trì màu sắc khỏe mạnh.
Chúng ta nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng,mệt mỏi; hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá; tránh can thiệp vào tóc bằng các hóa chất độc hại, tốt nhất là sử dụng những loại dầu gội tự nhiên như nước bồ kết; kết hợp massage da đầu để giúp nang tóc hoạt động tích cực hơn, tránh việc rụng tóc. Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thuốc kích thích mọc tóc, tuy nhiên cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của các loại thuốc này. Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cho tóc.
Như vậy rụng tóc nhiều không phải triệu chứng của bệnh ung thư. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân của triệu chứng rụng tóc và điều trị bệnh.
Nguồn ; Internet . Nội dung mang tính tham khảo , không áp dụng kê đơn , chữa bệnh , giảng dạy
MUANHANHHON Cám ơn các bạn.
Hãy thường xuyên truy cập website : Muanhanhhon để nhận được những thông tin hữu ích nhé.( chúng tôi chuyên review các sản phẩm về sức khỏe , thực phẩm chức năng , yếu sinh lý …. v v )
GỢI Ý TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Tóc bị rụng nhiều có phải mắc bệnh ung thư không ?