Lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con
Bài viết này mình nghĩ sẽ GIẢI MÃ được cho các mẹ nhiều điều băn khoăn và thêm sự LỰA CHỌN phương pháp ăn dặm cho con đó.
Vì sao 2 3 tuổi con vẫn phải ăn cháo xay nhuyễn? Ăn thô sớm con có đau dạ dày không?
Mở lòng ra tìm hiểu, học từ những nguồn tài liệu uy tín mới rõ được cái nào đúng, cái nào tốt. Chứ đừng Hiểu theo những cái mình Biết.
Mục lục
GIAI ĐOẠN VÀNG TẬP NHAI CHO BÉ
Rất nhiều mẹ hoang mang khi:
– Con 2 tuổi mà vẫn chỉ ăn được đồ xay nhuyễn, ăn đồ thô hơn bé ọe.
– Con lười nhai, chẳng chịu nhai gì cả chỉ thích nuốt đồ xay nhuyễn thôi.
– Con dạo này biếng ăn, không hay ăn như trước…
Vì muốn con ăn được nhiều, mà mẹ quên mất việc tăng độ thô của thức ăn cho con, vẫn xay nhuyễn thức ăn khi con đã 2 tuổi, thậm chí đến khi con 3 tuổi.
Giai đoạn 6 – 8 tháng là lúc bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Nếu lúc này bé không được mẹ trao cho cơ hội thực hành việc nhai và nuốt thức ăn, thì lâu dần phản xạ đó sẽ mất đi. Khi bé đã bị bỏ lỡ giai đoạn học nhai và nuốt mẹ mới cho bé làm quen với thức ăn thô thì bé sẽ gặp khó khăn, nên việc bé lười nhai và sợ nuốt (ngậm đồ ăn trong miệng) cũng là điều dễ hiểu. Không những thế việc học nhai còn giúp cho cơ hàm và não bộ của bé phát triển. Bé học được cách phân biệt nhiều mùi vị, và cách xử lý các loại đồ ăn khác nhau: cứng, mềm, dai… điều mà việc ăn thức ăn xay nhuyễn không thể có được.
>>>>>>>>>>>XEM THÊM : Trẻ Em trượt patin có tốt không ?
KHI NÀO BÉ BẮT ĐẦU HỌC NHAI?
Từ khoảng 4-6 tháng, bé bắt đầu thử nghiệm nhai ngón tay và đồ chơi. Hoạt động nhai thường sẽ phát triển từ khoảng thời gian này cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi. Mút tay hoặc gặm đồ chơi là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Bé được học cầm nắm, đưa đồ lên miệng, dùng lưỡi đẩy đồ từ bên này sang bên kia và miết lợi vào đồ chơi. Đây chính là nền tảng của việc học nhai sau này. Vậy nên thay vì cấm cản bé vì thấy ngậm đồ chơi thật “bẩn”, bố mẹ nên chọn những món đồ chơi an toàn để bé cầm và gặm, đồng thời rửa tay và vệ sinh đồ chơi thường xuyên để bé được nhai thoải mái.
BÉ CHƯA CÓ RĂNG THÌ CÓ THỂ NHAI KHÔNG
Hầu hết các hoạt động nhai chính được thực hiện bởi cơ hàm. Mặc dù có thể đến khoảng một tuổi rưỡi bé mới mọc răng đầy đủ nhưng nướu của bé đã đủ khỏe và cứng để nghiền thức ăn. Kể cả khi bé chưa mọc răng, mẹ vẫn có thể dạy bé điều khiển cơ hàm để nhai.
TẠI SAO MỘT SỐ EM BÉ LẠI GẶP VẤN ĐỀ VỚI VIỆC NHAI THỨC ĂN?
- Không có em bé nào có thể nhai giỏi ngay khi mới bắt đầu ăn cả. Mỗi bé có một biểu đồ phát triển khác nhau, và hầu hết các bé sẽ nhai thành thạo khi được khoảng 12-18 tháng. Nếu bé gặp vấn đề với việc nhai có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Không hứng thú với thức ăn. Một số bé được cho ăn những bữa ăn từa tựa giống nhau suốt cả ngày hoặc suốt cả tuần. Vấn đề này thường gặp ở các bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, dù mẹ có thay đổi các thứ rau thịt nấu cùng cháo thì dù sao cháo vẫn cứ là cháo. Bé chỉ ăn những món cháo gần giống nhau trong suốt một thời gian dài khiến bé không muốn thử nghiệm các hương vị và cấu trúc món ăn mới.
- Bé không được cho ăn lợn cợn khi mới tập ăn: Trong giai đoạn từ khi bắt đầu ăn dặm đến khoảng 1 tuổi, bé nên được cho làm quen với các loại thực phẩm với hương vị, cấu trúc và độ thô khác nhau. Nếu bé chỉ uống sữa hoặc chỉ ăn thức ăn xay nhuyễn, bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học nhai sau này.
- Trì hoãn cho bé ăn thức ăn thô: Nhai là một kỹ năng cần được rèn luyện từ sớm. Nếu mẹ đợi đến khi bé lớn mới cho bé ăn thức ăn thô, bé sẽ không muốn chấp nhận những thức ăn này và có thể chỉ muốn uống sữa thay vì ăn.
>>>>>>>>>>XEM THÊM : Dạy tiếng anh cho bé 1 tuổi
ĂN THÔ SỚM KHÔNG HẠI DẠ DÀY (ăn dặm sớm mới hại dạ dày):
Nhiệm vụ chính của dạ dày là co bóp và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa, còn việc làm nhỏ thức ăn diễn ra ở miệng. Khi bé nhai, các tuyến nước bọt sẽ tiết ra dịch vị để trộn vào thức ăn. Khi thức ăn bé nuốt vào đến dạ dày sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa ở dạ dày và kích thích bài tiết các men tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy.
Nhiều người thường nghĩ rằng việc cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn, nhưng họ không biết rằng lúc này bé chỉ cần nuốt mà không phải nhai, như thế thức ăn hoàn toàn không được trộn men tiêu hóa như cách thông thường (không được trộn dịch vị ở miệng, lượng dịch tiêu hóa từ gan, mật, tụy cũng giảm đi vì dạ dày không phải co bóp nhiều nữa). Việc này chỉ làm cho đường ruột của bé quá tải, nếu xảy ra trong thời gian dài, tức là bé ăn cháo quá lâu, sẽ dẫn đến hiện tượng chán ăn và tiêu hóa kém.
Khi đã hiểu về quá trình tiêu hóa như vậy rồi, nhưng việc bé ăn và cho ra chất thải lổn nhổn còn nguyên hình dạng ban đầu lại khiến các mẹ băn khoăn lo lắng cho rằng bé không tiêu hóa được. Thực tế, đây không phải là tín hiệu hấp thu kém hay không tiêu hóa được, điều này là HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG, đặc biệt là khi các bé ăn ngô hoặc cà rốt. Ngược lại, các mẹ nên vui mừng thì hơn vì đó là bằng chứng cho thấy bé đã học được cách nuốt thức ăn. Có một sự thật là, dù các mẹ có cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn thì chất thải ra cũng vẫn nguyên xi đúng nghĩa “ăn gì ra nấy”, chỉ là nó “nhuyễn” nên các mẹ lầm tưởng bé tiêu hóa được đấy thôi.
Giai đoạn ăn dặm thực tế là giai đoạn tập dượt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé tập tiêu hóa thức ăn (lúc này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính). Khi hệ tiêu hóa của bé đã qua rèn luyện thì việc sau 1 tuổi bé ăn với lượng nhiều hơn, cũng không làm hệ tiêu hóa của bé làm việc quá tải. Bất cứ thứ gì được rèn luyện thường xuyên và đều đặn thì theo thời gian sẽ trở nên tốt hơn, dẻo dai hơn, hệ tiêu hóa cũng như vậy!